Phồng rộp thường xảy ra sau khi sơn hoàn thiện được 3 đến 4 tuần. Đây là sự cố kỹ thuật khá phổ biến trong quá trình thi công. Vậy thì bạn đã biết cách xử lý hay chưa? Và cần thực hiện những việc nào để nhanh chóng khắc phục được sự cố? Hãy tham khảo ngay bài viết Cách xử lý sự cố màng sơn bị phồng rộp bạn nên biết của sơn Tison nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến màng sơn bị phồng rộp
Ở một số chỗ của tường nhà sẽ xuất hiện phồng rộp và thậm chí là bong tróc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến màng sơn bị phồng rộp.
Một là, khi trong tường có hơi ẩm cao sẽ khiến màng sơn bị phồng rộp. Bởi vì hơi nước trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
Hai là, màng sơn có đặc tính thở kém. Từ đó, lượng hơi nước khó có thể thoát ra ngoài làm cho màng sơn bị phồng lên.
Ba là, khả năng vách tường bị thấm nước, xâm nhập vào bên trong và thấm vào màng sơn.
Bốn là, thi công khi bề mặt tường quá nóng.
Và cuối cùng, có thể là do bề mặt trước khi sơn còn bám bẩn, dính dầu mỡ.
2. Ảnh hưởng của màng sơn bị phồng rộp đến công trình
Mỗi một sự cố màng sơn đều ảnh hưởng ít nhiều đến công trình. Đối với màng sơn bị phồng rộp, chúng sẽ khiến cho tường nhà xấu đi. Đặc biệt là làm mất đi sự sang trọng và thẩm mỹ của ngôi nhà.
Ngoài ra, phòng rộp còn là nguyên nhân gây ra những sự cố khác như bong tróc, rạn nứt màng sơn. Về lâu dài, sẽ tạo điều kiện để nước và các tác nhân khác xâm nhập vào kết cấu bên trong. Từ đó, khiến cho chất lượng công trình bị giảm sút, nhanh chóng xuống cấp.
Hơn nữa, phồng rộp còn gây nên bụi bẩn cho không gian bên trong ngôi nhà do màng sơn bị bong tróc dần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
3. Cách xử lý màng sơn bị phồng rộp
Nếu như nhà bạn xuất hiện phồng rộp thì trước tiên cần bình tĩnh để có thể tìm ra cách xử lý phù hợp.
3.1. Xử lý bề mặt tường cũ
Đầu tiên, để hơi ẩm trong tường bay hết ra ngoài, chúng ta cần cạo bỏ lớp sơn bền ngoài. Việc này cũng giúp cho tường đạt được độ khô cần thiết. Chúng ta có thể xác định độ ẩm đúng thông qua thiết bị chuyên dụng.
3.2. Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm
Đây là một bước không thể bỏ qua trong quá trình xử lý màng sơn bị phồng rộp. Chúng ta phải xác định được nguyên nhân tường nhà bị ẩm để khắc phục. Thông thường, những nơi ẩm ướt như sàn nhà tắm, sân thượng hoặc gần với hệ thống thoát nước sẽ là nơi cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
3.3. Vệ sinh sạch bề mặt
Sau khi lớp sơn cũ đã được loại bỏ, chúng ta tiến hành làm sạch và tạo độ bằng phẳng bằng cách trét bột.
3.4. Sơn phủ theo hệ thống đề nghị
– Sơn lót: để ngăn chặn tình trạng màng sơn bị phồng rộp cũng như sự kiềm hóa của các vật tư khác, chúng ta cần tiến hành sơn lót cho bề mặt tường nhà. Đây là một bước không thể bỏ qua trong quá trình thi công. Công trình được chống thấm ngay từ đầu sẽ ít có khả năng bị phồng rộp hơn.
– Sơn phủ hoàn thiện: sau khi lớp sơn lót đã khô theo tiêu chuẩn, chúng ta tiến hành sơn phủ từ 1 đến 2 lớp sơn nội thất hoặc sơn ngoại thất thích hợp. Sơn phủ sẽ mang đến sự thẩm mỹ cho bề mặt tường. Đây là giai đoạn cuối cùng để mang đến sự hoàn thiện cho ngôi nhà.
4. Biện pháp phòng ngừa sự cố phồng rộp
Thứ nhất, thi công khi bề mặt tường đã đạt độ ẩm thích hợp (thường là dưới 16%). Hãy dùng máy đo độ ẩm cho tường để biết chính xác được độ ẩm của bề mặt trước khi tiến hành sơn.
Thứ hai, xử lý chống thấm cho những khu vực dễ bị ẩm ướt. Ngoài sơn lót chống thấm có tính năng chống kiềm hóa thì có thể sử dụng thêm chất chống thấm chuyên dụng cho nền xi măng, betong. Đặc biệt là những khu vực dễ ướt như sàn nhà, sân thượng, nhà tắm,…
Thứ ba, sử dụng sơn có đặc tính thở tốt, độ bám dính và co dãn tốt.
Và cần tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng
Hi vọng rằng bài viết Cách xử lý màng sơn bị phồng rộp bạn nên biết sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin thật hữu ích.
Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các kênh:
1. Fanpage
2. Zalo OA
3. Instagram
Xem thêm:
Màng sơn bị chảy xệ và cách xử lý
Cách xử lý thấm nước hiệu quả và nhanh chóng
Cách xử lý màng sơn bị bong tróc tiết kiệm & nhanh chóng