Quy trình thi công sơn đá chuẩn bạn cần biết

Hiện nay rất nhiều gia đình sử dụng sơn đá để trang trí cho ngôi nhà của mình. Sơn đá có ưu điểm là mang đến vẻ đẹp sang trọng với chi phí thấp, rất có lợi cho gia chủ. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, chúng ta cần phải thi công theo một quy trình chuẩn. Vậy thì quy trình thi công sơn đá gồm những gì? Các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau của sơn Tison nhé!

quy-trinh-thi-cong

Khái niệm về sơn đá

Là loại sơn trang trí tạo cho bề mặt được sơn lớp màu vân đá hệt như đá tự nhiên.

cac-loai-son-son-da

Đây là một trong các loại sơn trang trí được gọi là sơn đá nghệ thuật. Chúng tạo cho bề mặt được sơn có màu và vân như đá tự nhiên. Sau khi trải qua quy trình thi công nghiêm ngặt, sơn đá mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ và sang trọng cho công trình. Chúng thường được sử dụng cho mặt tường, cột, trần nhà,… những công trình đòi hỏi kiến trúc nghệ thuật cao.

Ưu điểm của sơn đá

Những ưu điểm của sơn đá khi sử dụng gồm:

– Chi phí rẻ hơn nhiều lần so với nội thất trang trí bằng đá thật.

– Không làm tăng trọng tải của công trình mà vẫn giữ vẻ đẹp sang trọng.

Quy trình thi công dễ dàng, tiết kiệm thời gian và không tốn nhiều nhân lực.

– Có thể thi công ở các những mặt cong, những vị trí phức tạp.

– Dễ dàng thay mới khi gia chủ mong muốn.

Quy trình thi công sơn đá

Bước 1 của quy trình thi công – Chuẩn bị bề mặt

Trong quy trình thi công sơn đá, việc chuẩn bị bề mặt trước khi sơn rất quan trọng. Bề mặt cần phải có kết cấu ổn định, sạch sẽ và không bám bụi bẩn. Đặc biệt, với bề mặt cũ cần phải được làm sạch rêu mốc hoàn toàn, để khô ít nhất từ 12-15 ngày.

Riêng đối với bề mặt bị thấm nước, chúng ta cần phải xử lý chống thấm. Việc này sẽ giúp bề mặt tránh được tình trạng rêu mốc. Từ đó, giúp cho lớp sơn đá không bị bong tróc, giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn phủ hơn.

quy-trinh-thi-cong

Sau khi bề mặt đã đảm bảo sạch sẽ, chúng ta sẽ tiến hành trét bột để tạo nên bề mặt nhẵn mịn. Điều này sẽ giúp lớp sơn tiếp theo được bám dính tốt hơn. Chúng ta nên sử dụng ít nhất là 2 lớp bột để bề mặt đạt được độ phẳng tốt nhất.

Bước 2 của quy trình thi công – Sơn lót chống kiềm

Để việc chống thấm đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta tiếp tục sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm Hi-Sealer 2001. Lớp sơn lót này có tác dụng ngăn chặn các tình trạng kiềm hóa như bong tróc, phòng rôp,…

quy-trinh-thi-cong

Thời gian tối thiểu để tiến hành lớp sơn tiếp theo là 2 tiếng. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý về vấn đề thời gian khô để quá trình thi công được diễn ra thuận lợi.

Bước 3 của quy trình thi công – Sơn hoàn thiện

Sau khi hoàn thiện lớp sơn lót chống kiềm, bạn cần để khô bề mặt khô ít nhất 2 tiếng rồi mới tiến hành thi công sơn đá. Cách thi công phổ biến nhất hiện nay là sử dụng súng phun để trét sơn đá lên bề mặt cần trang trí.

Trong quy trình thi công, ở bước này, chúng ta thực hiện 2 lớp sơn đá. Trong đó, mỗi lớp sơn cần cách nhau ít nhất 4 tiếng

Độ đẹp của lớp sơn phụ thuộc rất nhiều vào cách sơn cũng như kỹ thuật sơn của người thi công. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ các loại sơn, màu sắc sơn. Đồng thời tham khảo những vân đá thật có hình dạng như thế nào để thi công lớp được đúng chuẩn nhất.

Bước 4: Hoàn thiện bằng sơn phủ trong suốt hoặc kim tuyến

Một quy trình thi công đúng chuẩn để làm cho lớp sơn trở nên bóng đẹp và bền màu đó chính là sơn phủ trong suốt Unilic Topcoat

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tạo nên sự nổi bật bằng sơn phủ có kim tuyến. Thời gian để thực hiện bước này ít nhất là sau 4 tiếng. Như vậy mới đảm bảo được lớp sơn đá đã khô.

Một số lưu ý trong quy trình thi công sơn đá

Để đạt được vẻ đẹp hoàn mỹ cũng như giúp lớp sơn đá bền vững theo thời gian, chúng ta cần lưu ý trong quy trình thi công:

– Tránh tiếp xúc nước trong vòng 8 giờ sau hoàn thiện.

– Độ đẹp của màng sơn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công.

– Thời gian khô phụ thuộc vào sự thông thoáng, nhiệt độ môi trường và độ dày lớp sơn.

– Vệ sinh dụng cụ bằng nước sạch ngay sau khi sử dụng.

Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm, các bạn hãy liên hệ với sơn Tison qua các kênh

1. Fanpage

2. Zalo OA

3. Instagram

Xem thêm:

Điểm danh top các hãng sơn ở Việt Nam

Bí kíp chọn màu sơn nhà cho tuổi Bính Dần (1986)

Điểm danh những màu sơn nhà hợp tuổi Nhâm Dần (1962)