Hiện nay, trên thị trường, sơn được chia thành ba loại: Sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn. Mỗi loại sơn sẽ có những đặc điểm và chức năng khác nhau nên sẽ phù hợp với từng khu vực nội thất khác nhau. Vậy hãy cùng Tison tìm hiểu cách phân loại sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn qua bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp giúp ngôi nhà đẹp hơn nhé.
Nội dung bài viết
Phân loại sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn
Sơn bóng, sơn mịn hay sơn mờ đều là những sơn được sử dụng phổ biến trong các công trình thi công nhà ở. Tuy nhiên, mỗi loại sơn lại có những ưu, nhược điểm khác nhau.
Sơn bóng
Sơn bóng là loại sơn thường được sử dụng trong nhà ở mang đến độ sáng bóng và giá trị thẩm mỹ cao.
Đặc điểm
Ngoài tính năng sáng bóng, loại sơn này còn có đặc điểm là có độ kết dính tốt, bền màu sơn và khả năng chống nhiệt cao. Nhờ đó, giúp gia tăng tuổi thọ cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, loại sơn này khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ mang đến độ phản chiếu cao nên khi đứng dưới ánh sáng bạn có thể thấy mặt tường như một lớp dầu bóng phủ giúp gia tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Ưu điểm
Một số ưu điểm có thể kể đến như:
- Giảm độc hại: Lý do là bởi sơn bóng thường không chứa các kim loại nặng. Nhờ đó, không chỉ giúp đảm bảo an toàn về sức khỏe mà còn rất thân thiện với môi trường.
- Dễ lau chùi, vệ sinh: Đây chính là một trong những ưu điểm được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao khi sử dụng sơn bóng. Với sơn bóng, bạn chỉ cần sử dụng khăn lau hoặc các vệ sinh chuyên dụng giúp tiết kiệm chi phí sơn sửa nếu lớp sơn tường bẩn. Đồng thời, cũng giúp ngăn chặn được tình trạng thấm nước, giúp bề mặt tường luôn láng mịn và bóng loáng.
- Tính thẩm mỹ cao: Sử dụng sơn bóng sẽ giúp ngôi nhà trở nên tươi sáng, bền màu và có sức hấp dẫn hơn.
- Chống bám bụi: Bên cạnh chức năng giúp làm bóng bề mặt, sơn bóng còn có chức năng làm láng mịn sơn tường giúp giảm ma sát. Nhờ đó, giúp bảo vệ bề mặt không bám bụi bẩn.
Nhược điểm
Song song với những ưu điểm vượt trội, sơn bóng vẫn có một số nhược điểm:
- Thi công cầu kỳ, phức tạp: Thông thường, quy trình sơn bóng rất nhiều công đoạn và đòi hỏi người thợ phải thật sự tỉ mỉ trong cách sử dụng cũng như khi sơn. Bởi nếu không sử dụng đúng cách, khi sơn sẽ rất dễ lộ nhược điểm.
- Độ phản quang cao: Mặc dù độ phản quang lớn giúp ngôi nhà trở nên đẹp mắt nhưng dễ gây khó chịu và chói mắt cho chủ nhà.
- Giá thành cao: Giá thành khá cao. Vì thế, nên khi lựa chọn dòng sơn này, người tiêu dùng thường rất đắn đo suy nghĩ.
Sơn mờ
Sơn mờ (còn được gọi là sơn bóng mờ): Là loại sơn có độ phản quang kém hơn sơn bóng.
Đặc điểm
Khác với loại sơn bóng, loại sơn này có độ bóng vừa phải nên phải quan sát kỹ mới có thể thấy rõ lớp màng bóng. Nhờ đó, giúp hạn chế lộ nhược điểm trên bề mặt.
Ưu điểm
Tương tự như sơn bóng, sơn mờ cũng có các ưu điểm như: Khả năng chống bụi bám, dễ lau chùi và vệ sinh,… Tuy nhiên, độ bóng của sơn mờ thường không cao nên tạo được cảm giác dễ chịu, không chói sáng. Vì thế, loại sơn này rất được nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn.
Nhược điểm
Một trong những nhược điểm của loại sơn này chính là các bước thi công rất phức tạp và yêu cầu sự tỉ mỉ. Bên cạnh đó, loại sơn này cũng có một nhược điểm khác chính là giá thành cao. Tuy vậy, giá thành của dòng sơn mờ vẫn thấp hơn sơn bóng.
Sơn mịn
Sơn mịn là sản phẩm sơn kinh tế có bề mặt phẳng, mịn và thường được sử dụng trong khu vực nội thất.
Đặc điểm: Sản phẩm có giá thành rẻ so với sơn bóng và sơn mịn nhưng chất lượng vượt trội.
Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật chỉ có ở sơn mịn:
- Giá thành hấp dẫn: sơn mịn lại có giá tương đối rẻ, phù hợp với nhu cầu kinh tế của nhiều người. Đây chính là một trong những ưu điểm được nhiều người tiêu dùng yêu thích và đánh giá cao.
- Bề mặt mịn, khả năng bám dính tốt: giúp ngôi nhà trông trở nên đẹp mắt mà còn giúp gia tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, để có thể phát huy hiệu quả khả năng này, bạn nên thực hiện đúng và đủ trình tự các bước trong thi công.
- Quy trình thi công đơn giản: Không quá cầu kỳ và phức tạp, dễ dàng tiến hành thi công cho ngôi nhà chỉ bằng với các vật dụng đơn giản như lăn, chổi sơn,…đã có thể mang đến lớp sơn hoàn mỹ.
Nhược điểm
Sơn mịn có một nhược điểm đó chính là khả năng lau chùi kém. Vì thế, khi sử dụng loại sơn này, người tiêu dùng cần cẩn trọng và tính toán khu vực sử dụng.
Vậy nên lựa chọn sơn bóng, sơn mịn hay sơn mờ trong nhà?
Như đã nói, sơn bóng có độ phản quang cao nên khi sơn bóng quá nhiều sẽ gây phản chiếu ánh sáng cực lớn dẫn đến chói mắt và tạo cảm giác khó chịu. Tóm lại, bạn chỉ nên chọn độ bóng vừa phải không chỉ giúp ngôi nhà trông đẹp mắt, sang trọng mà còn tạo cảm giác thoải mái khi ở.
Tùy thuộc vào từng nhu cầu và khu vực, bạn sẽ lựa chọn loại sơn phù hợp. Dưới đây là các gợi ý về các loại sơn cho từng khu vực mà bạn có thể tham khảo:
Sơn bóng
Do đặc tính dễ lau chùi và độ bền cao, sơn bóng nên được lựa chọn ở những khu vực dễ bám bẩn như nhà bếp, góc tường nhà vệ sinh, khu vực cửa ra vào. Điều này không chỉ giúp hạn chế sự bám dính của các vết bẩn mà còn giúp công việc vệ sinh trở nên đơn giản hơn.
Sơn bóng mờ
Loại sơn này phù hợp với khu vực phòng khách, phòng ngủ nhờ đặc tính dễ lau chùi và độ phản quang vừa phải, ít lộ nhược điểm. Nhờ đó, giúp tạo cảm giác dễ chịu và nổi bật cho căn phòng.
Sơn mịn
Vì đây là loại sơn kinh tế, giá thành rẻ và khả năng lau chùi kém nên thường được sử dụng cho các khu vực như nhà kho, hầm xe,… Ngoài ra, loại sơn này cũng được sử dụng phổ biến ở các khu nhà trọ giúp tiết kiệm chi phí.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phân loại sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn mà Tison muốn chia sẻ đến mọi người đọc. Hy vọng qua đó, các bạn đọc sẽ hiểu rõ từng loại sơn cũng như cách lựa chọn sơn phù hợp cho từng khu vực.