Màng sơn loang màu phải khắc phục như thế nào?

Quá trình thi công nhà phố, chung cư hay nhà cấp 4 bình dân cũng ít nhiều gặp phải sự cố kỹ thuật về màng sơn. Trong đó, màng sơn loang màu là một trong những sự cố thường gặp. Sự cố màng sơn bị loang màu không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng công trình. Do đó, chúng ta cần sớm tìm được nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục. Hãy cùng tham khảo bài viết Màng sơn bị loang màu phải xử lý như thế nào của sơn Tison nhé!

Thế nào là màng sơn loang màu

Màng sơn bị loang màu sẽ bị bạc thành từng vết loang lỗ, không có ranh giới rõ ràng. Các vết bạc màu thường sẽ có màu trắng. Những vị trí thường thấy bao gồm:

Các vết tường nứt hoặc xung quanh các vết tường nứt

Các vị trí thường bị ngấm ẩm như chân tường, bể nước, ống nước ngầm, nền betong nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng,…

cach-khac-phuc-mang-son-loang-mau

Tùy vào tình trạng loang màu ít hay nhiều sẽ mang đến những hậu quả khác nhau. Trước tiên là màng sơn loang màu sẽ khiến cho cả bề mặt tường trở nên xấu xí, loang lỗ. Từ đó, công trình mất đi tính thẩm mỹ, khiến công trình trở nên nhem nhuốc, mất đi sự hoàn thiện. Và nếu tình trạng loang màu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Bên trong màng sơn bị thấm nước, lâu dài sẽ phá vỡ kết cấu bên trong công trình. Và từ đó, tường xuất hiện thêm các sự cố khác nghiêm trọng hơn như bong tróc, rạn nứt,…

Nguyên nhân màng sơn loang màu

Nếu xét về nguyên nhân khách quan, sự cố loang màu xuất hiện do:

Thi công trong điều kiện mưa bất chợt không che chắn kịp thời. Từ đó, màng sơn bị dính nước dẫn đến loang màu sau khi khô.

Nếu xét về nguyên nhân chủ quan, chúng ta có thể kể đến một số lý do sau:

Thứ nhất, thi công khi bề mặt tường chưa đạt độ ẩm thích hợp (thường là 16%). Vì vậy bề mặt tường sẽ thoát hơi nước làm cho màng sơn bị thấm dẫn đến màng sơn loang màu.

Thứ hai, không tuân thủ thời gian khô chuẩn của quá trình thi công. Ví dụ: giữa lớp bột trét và lớp sơn lót cần cách nhau ít nhất 7 ngày.

Thứ ba, không sử dụng sơn lót chống kiềm

Thứ tư, không sử dụng chống thấm cho các vị trí dễ bị ngấm ẩm như: chân tường, máng xối, vị trí tiếp giáp với các vật liệu khác.

son-hi sealer-2001-loai-2-17l
Sử dụng sơn lót chống kiềm để ngăn chặn tình trạng loang màu

Cách khắc phục sự cố loang màu

Khi sự cố loang màu xảy ra, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân để áp dụng cách xử lý phù hợp nhất.

Bước 1: xả nhám bề mặt sơn cũ để hơi nước được thoát ra hoàn toàn

Bước 2: tiến hành làm sạch bề mặt (tránh bụi bẩn, tạp chất) để tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn.

Bước 3: đo lại đổ ẩm tường để xác định được độ ẩm chuẩn (16%). Hoặc để tường khô ráo hoàn toàn từ 21 đến 28 ngày với thời tiết có nắng, nhiệt độ trung bình 30 độ C.

sơn nhà vào mùa mưa

Bước 4: chống thấm cho các vị trí dễ ngấm nước như máng xối, sân thượng, ống nước, nơi tiếp giáp giữa 2 tầng hoặc 2 loại vật liệu khác nhau.

Bước 5: xử lý các vết tường bị nứt (nếu có)

Bước 6: sơn theo hệ thống đề nghị của nhà sản xuất gồm: 1 lớp sơn lót – 2 lớp sơn phủ hoàn thiện

Cách ngăn chặn và phòng ngừa sự cố màng sơn loang màu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Chính vì vậy chúng ta cần có các biện pháp ngăn chặn màng sơn loang màu ngay từ đầu.

Thứ nhất, tuân thủ quy trình thi công

Thứ hai, sử dụng đúng hệ thống sơn đề nghị của nhà sản xuất

Thứ ba, thi công trong thời tiết nắng ráo và có độ ẩm thích hợp

Và cuối cùng, sử dụng sơn nước chất lượng tốt, tránh dùng sơn kém chất lượng.

Hi vọng rằng những chia sẻ của sơn Tison sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các nhà thầu, đội ngũ thi công sơn nước. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thông tin của chúng tôi thông qua các kênh sau:

1. Fanpage

2. Zalo OA

3. Instagram

Xem thêm:

Cách xử lý thấm nước hiệu quả và nhanh chóng

Cách sơn lại tường nhà cũ đơn giản nhưng hiệu quả