Quá trình thi công sơn nước sẽ xảy ra rất nhiều sự cố kỹ thuật. Trong đó, màng sơn chảy xệ là một sự cố thường thấy trong công trình. Nếu không kịp thời giải quyết sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy thì khi gặp màng sơn bị chảy xệ hãy nhanh chóng tìm được cách xử lý hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý màng sơn bị sự cố chảy xệ, chúng ta cũng cần lưu ý một vài điều. Hãy cùng đọc ngay bài chia sẻ của sơn Tison nhé!
Nội dung bài viết
Như thế nào là màng sơn chảy xệ
Là hiện tượng thường xảy ra sau khi thi công xong được 1 đến 3 ngày. Khi bóc màng sơn bên ngoài ra sẽ lộ ra bề mặt bên trong bị ẩm ướt. Sự cố màng sơn như vậy không những làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. Do đó, chúng ta cần sớm có cách xử lý phù hợp để hạn chế thiệt hại.
Nguyên nhân dẫn đến màng sơn chảy xệ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sơn bị chảy xệ. Tùy thuộc vào mức độ ít nhiều mà màng sơn bị nhăn/chảy xệ nặng hay nhẹ!
Thứ nhất, không đảm bảo được thời gian khô tiêu chuẩn của mỗi lớp sơn. Lớp sơn trước chưa khô đã vội vàng sơn lớp tiếp theo. Theo thông tin trên sản phẩm, lớp 1 và lớp 2 sẽ cách nhau từ 2 đến 3h, và sẽ khô hoàn toàn sau 24h.
Thứ hai, không đảm bảo được khoảng cách giữa súng phun và bề mặt cần sơn (quá gần).
Thứ ba, pha sơn không đúng tỉ lệ (sơn quá loãng) hoặc sơn quá dày.
Thứ tư, bề mặt sơn không được làm sạch hoàn toàn, còn bụi bẩn.
Thứ năm, thi công trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh hoặc độ ẩm. quá cao.
Thứ sáu, màng sơn chưa khô hẳn đã bị dính nước mưa.
Và cuối cùng, dùng sơn có lượng chất độn nhiều.
Ảnh hưởng của màng sơn chảy xệ đến công trình
Mỗi một sự cố kỹ thuật về màng sơn sẽ ảnh hưởng đến công trình, dù đó là công trình lớn hay nhỏ.
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau khi công trình hoàn thiện
Đầu tiên là về tính thẩm mỹ! Chảy xệ sẽ khiến cho màng sơn sau khi khô không được láng mịn. Màng sơn không có được độ bóng và màu sắc cũng không chuẩn! Thay vào đó, màng sơn sẽ bị nhăn nhúm, nhìn vào rất xấu, mất đi sự sang trọng và hoàn thiện!
Ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình
Tiếp theo là sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của công trình. Màng sơn là lớp bảo vệ bên ngoài cuối cùng giúp kết cấu bên trong tường được bền vững. Màng sơn sẽ có khả năng chống lại bụi bẩn, nấm mốc. Đặc biệt, đối với màng sơn ngoài trời sẽ còn có khả năng chống thấm, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt. Chính vì vậy, màng sơn bị chảy xệ giống như lớp áo giáp đã bị mất đi. Từ đó, lớp vữa xi măng bên trong sẽ bị tác động. Và sau thời gian dài sẽ bị phá vỡ kết cấu, khiến tuổi thọ của công trình bị giảm. Do đó, chúng ta cần sớm tìm được cách xử lý phù hợp để hạn chế thiệt hại cho công trình nhé!
Cách xử lý hiệu quả
Ngay khi phát hiện sự cố màng sơn bị chảy xệ, chúng ta cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý phù hợp.
Trường hợp màng sơn bị chảy xệ nhẹ và còn mới: nếu thấy màng sơn còn mới, đảm bảo được độ bám dính thì chúng ta tiến hành sơn lại 1-2 lớp sơn hoàn thiện
Trường hợp nghiêm trọng: khi đó chúng ta sẽ tiến hành xử lý như sau:
Bước 1: Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ
Bước 2: Xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ
Bước 3: Tiến hành sơn lót và sơn hoàn thiện theo hệ thống đề nghị gồm: 1 lớp sơn lót 2 lớp sơn hoàn thiện.
Cách ngăn ngừa sự cố chảy xệ màng sơn
Để tránh thiệt hại cũng như quá trình thi công được suông sẻ, chúng ta cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản như:
Thứ nhất, luôn tuân theo hướng dẫn thi công của nhà sản xuất
Thứ hai, xác định điều kiện thời tiết thuận lợi nhất để thi công. Tránh thi công khi trời mưa hoặc nắng gắt.
Và cuối cùng, các nhà thầu nên chọn sơn nước cao cấp từ những hãng sơn uy tín để sử dụng cho công trình của mình.
Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn, các bạn có thể liên hệ với sơn Tison qua các kênh:
1. Fanpage
2. Zalo OA
3. Instagram
Xem thêm:
Cách xử lý thấm nước hiệu quả và nhanh chóng
Sơn nhà và cách khắc phục 7 sự cố thường gặp