Làm thế nào khi màng sơn bị phấn hóa ?

Màng sơn bị phấn hóa là hiện tượng bề mặt sơn xuất hiện lớp bột mỏng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết khi dùng tay chà nhẹ lên màng sơn, lớp bột trắng sẽ bám đầy trên tay. Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn vô cùng mất thẩm mỹ. Sự cố này xảy ra rất phổ biến khi thi công nhà cửa.

Vậy nguyên nhân do đâu lại xảy ra hiện tượng này và phải xử lí như thế nào cho hiệu quả ? Hãy cùng Tison giải đáp những thắc mắc này nhé. 

mang-son-bi-phan-hoa

Nguyên nhân khiến màng sơn bị phấn hóa 

Có rất nhiều lí do dẫn đến hiện tượng phấn hóa. Các nguyên nhân chính có thể kể ra như:

  • Dùng sơn giá rẻ kém chất lượng

Sơn giá rẻ khác sơn cao cấp ở chỗ không chứa nhiều nhựa Arylic – thành phần chính trong sơn nước. Nhằm giảm tối đa giá thành, các nơi sản xuất sơn giá rẻ thường để tỷ lệ chất độn khá cao để tăng trọng lượng. Nhựa Arylic và các chất phụ gia cao cấp hầu như không có. Kết quả là màng sơn rất nhanh xuống cấp, bay màu, phấn hóa v..v

  • Sử dụng sơn trong nhà cho ngoài trời

Mỗi loại sơn có một đặc tính, công năng riêng, phù hợp với mỗi mục đích khác nhau. Sơn trong nhà sẽ không mang tính năng chống lại thời tiết khí hậu bên ngoài. Dùng sơn trong nhà cho ngoài trời sẽ làm màng sơn bị phấn hóa, bạt màu, rạn nứt…

  • Pha sơn quá loãng khi thi công

Pha sơn quá loãng sẽ ảnh hưởng đến độ kết dính của sơn. Vô tình làm sơn kém chất lượng. Gây ra hiện tượng phấn hóa.

  • Màng sơn bị lão hóa theo thời gian

Trải qua thời gian dài dưới ảnh hưởng của thời tiết, màng sơn dần trở nên lão hóa, phấn hóa, bạt màu, rạn nứt… 

Cách khắc phục hiện tượng phấn hóa

Để khắc phục sự cố màng sơn bị phấn hóa, bạn lần lượt thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Loại bỏ chỗ bị phấn hóa bằng cách chà sạch bề mặt với bàn chải lông cứng, giấy nhám. Sau đó rửa thật sạch bề mặt tường bằng nước. 

Bước 2: Đợi cho bề mặt sơn thật khô ráo, kiểm tra lại xem còn phấn bám trên bề mặt hay không. Bằng cách dùng tay xoa nhẹ lên bề mặt sơn. 

Bước 3: Nếu bột phấn còn ít không đáng kể hoặc không còn bột phấn thì bạn có thể lăn trực tiếp 2 lớp sơn nước cao cấp để hoàn thiện bề mặt. 

Tuy nhiên, nếu bột phấn còn nhiều, bạn nên tìm cách xử lí triệt để các nguồn gây ẩm. Cạo bỏ lớp sơn cũ. Làm vệ sinh bề mặt thật kĩ một lần nữa và tiến hành sơn lại theo hệ thống sơn đề nghị từ Tison. 

Cạo sạch lớp sơn bị phấn hóa

Lưu ý: Nên sử dụng sơn lót cao cấp chống kiềm HI-SEALER loại 1 để đạt hiệu quả chống kiềm tốt nhất. Sau đó mới phủ 2 lớp sơn UNILIC cao cấp trong hoặc ngoài trời để hoàn thiện bề mặt sơn. Tránh tình trạng phấn hóa xảy ra trong tương lai. 

son-hi-sealer-2001-loai-1
Sơn lót cao cấp chống kiềm 100% Acrylic

Phòng tránh màng sơn bị phấn hóa đúng cách

Để phòng tránh màng sơn bị phấn hóa, bạn cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Không sử dụng sơn rẻ kém chất lượng. Sơn cao cấp sẽ có hàm lượng nhựa phù hợp, kết dính cao. Mang tới hiệu quả bảo vệ tối đa cho nơi ở của bạn.
  • Không dùng sơn nội thất thay cho sơn ngoại thất. Như đã đề cập ở trên, mỗi loại sơn sẽ có những tính năng riêng. Sử dụng đúng mục đích sẽ tối ưu hóa thế mạnh của nó. Giúp cho màng sơn luôn bóng đẹp bền vững với thời gian. 
  • Đảm bảo pha sơn đúng theo tỉ lệ trên hướng dẫn sử dụng. Chỉ pha tối đa 10% nước theo yêu cầu từ nhà sản xuất. Tuyệt đối không pha nhiều hơn tỉ lệ để tránh làm hỏng sơn. 

 

Sơn Tison Unilic
Bộ đôi sơn Unilic cao cấp có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt

Với bài viết trên, Tison tin rằng bạn đã hiểu rõ tình trạng màng sơn bị phấn hóa và cách khắc phục. Khi sự cố xảy ra, bạn cũng có thể dễ dàng xử lý theo các bước Tison hướng dẫn.

Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn, các bạn có thể liên hệ với sơn Tison qua các kênh:

1. Fanpage

2. Zalo OA

3. Instagram

Tham khảo thêm

Cách xử lí màng sơn bị phồng rộp bạn nên biết 

Cách khắc phục màng sơn bị rạn nứt 

Màng sơn rêu mốc – cách khắc phục hiệu quả nhất