Sau thời gian sử dụng, ngôi nhà của bạn bị xuống cấp với nhiều mức độ khác nhau. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất chính là tường nhà bị thấm nước, bong tróc hoặc nặng nề hơn là xuất hiện nhiều vết nứt. Lúc này, chúng ta cần “thay áo mới” cho ngôi nhà. Tuy nhiên, thực hiện cụ thể ra sao chúng ta vẫn có chút lúng túng. Rất nhiều câu hỏi được đưa ra: Phải xử lý như thế nào với tường cũ này? Sơn lại tường cũ gồm công việc gì? Để giải đáp những thắc mắc trên, sơn Tison sẽ chia sẻ cùng mọi người cách sơn lại tường nhà cũ đơn giản nhưng hiệu quả.
Nội dung bài viết
Khi nào cần sơn lại tường nhà đã cũ?
Có rất nhiều lý do để chúng ta cần phải sơn lại tường nhà đã cũ. Có thể là, sau nhiều năm sử dụng, tường bị bám bẩn nhiều nên cần một lớp sơn mới để che lấp. Hoặc khi tết đến, chúng ta muốn “thay áo mới” cho ngôi nhà để đón tết. Hoặc chỉ đơn giản là tường nhà xuất hiện những vết loang lỗ, ố vàng làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Khi đó, chúng ta sẽ có nhu cầu thi công lại tường trong hoặc ngoài nhà.
Công việc sơn lại nhà cũ rất phức tạp và yêu cầu chúng ta phải thi công đúng cách. Như vậy sẽ phát huy tối đa tính năng của các sản phẩm sơn phủ. Hãy cùng tham khảo quy trình sơn lại tường nhà cũ cùng Tison nhé!
Bước 1: Làm sạch và giữ khô bề mặt tường nhà cũ
Điều kiện tiên quyết khi sơn nhà chính là mặt tường phải đảm bảo thật khô và sạch. Khi sơn tường nhà cũ cũng như vậy!
Với bề mặt tường bị bong tróc: vẩy nước ấm lên bề mặt tường để làm mềm chúng. Sau khi lớp vỏ sơn cũ đã mềm, dùng một chiếc xẻng nhỏ để cạo bỏ chúng đi theo chiều từ dưới lên. Và cuối cùng dùng chổi để quét thật sạch bụi, phấn
Với bề mặt tường không bị bong tróc: trường hợp này xử lý dễ dàng hơn. Chúng ta dùng giấy nhám để làm mỏng đi lớp sơn cũ. Sau đó tiếp tục dùng chổi để quét sạch bụi bẩn còn bám.
Nếu tường có những khe nứt hoặc lồi lõm, chúng ta nên dùng bột che lấp cho bằng phẳng để tạo thành một bề mặt nhẵn.
Bước 2: Sử dụng sơn chống thấm để ngăn ẩm ướt cho tường nhà cũ
Tại sao sơn lại nhà vẫn sử dụng sơn chống thấm? Chắc hẳn chúng ta đã thấy hiện tượng tường nhà có nhiều vết loang lỗ thậm chỉ là cả ẩm ướt. Đó chính là do không sử dụng sơn chống thấm, dẫn đến hiện tượng độ ẩm từ trong tường hoặc hơi nước thoát ra bên ngoài. Để đảm bảo được độ bền, ngăn chặn những hiện tượng thấm nước, ẩm mốc, chúng ta nên sơn 1-2 lớp chống thấm sau khi đã làm sạch bề mặt.
Bước 3: Sơn lót để tăng độ bám dính giữa tường nhà và sơn phủ
Nếu bạn nghĩ sơn lại tường cũ không cần phải dùng sơn lót thì thật sai lầm. Bạn nghĩ rằng không sử dụng sơn lót sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thì hoàn toàn không đúng? Sơn lót là lớp sơn có kết cấu đặc biệt. Chúng làm tăng khả năng bám dính giữa tường và sơn phủ. Từ đó, giúp lớp sơn phủ tồn tại lâu bền với thời gian. Ngoài ra, chúng còn tạo nên một bề mặt bằng phẳng hơn. Nhờ vậy lớp sơn phủ được mịn màng, lên màu chuẩn hơn, đẹp hơn.
Bước 4: Sơn phủ để hoàn thiện
Sau khi lớp sơn lót khô, chúng ta tiếp tục sơn 1-2 lớp sơn phủ để hoàn thiện tường nhà. Phải để lớp 1 khô hoàn toàn mới tiếp tục thực hiện sơn lớp thứ 2. Chúng ta có thể sử dụng sơn trong nhà hoặc sơn ngoài trời tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Và đừng quên chọn màu sơn yêu thích của bạn nhé!
Một vài mẹo khi xử lý bề mặt tường nhà cũ
- Nên sử dụng sơn lót khi sơn lại tường cũ
- Nên sử dụng sơn chống thấm để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân xung quanh
- Sơn phủ tường nhà theo đường xích xắc, chữ M, chữ W và theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
Chỉ với 4 bước đơn giản như vậy, chúng ta đã hoàn thành xong việc thay áo mới cho ngôi nhà. Không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn cả công sức.
Để được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm nhiều vấn đề khác, mọi người có thể liên hệ với Tison thông qua Fanpage nhé!
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật được nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!